Thứ tư, 17/04/2024
Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn”; thành phố Đà Nẵng, xác lập (mục tiêu hành động) với 47 chỉ tiêu được chương trình hành động cụ thể với 62 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số.
Đà Nẵng cũng hướng đến mỗi công dân sẽ có đủ “một danh tính số, tài khoản số, một chữ ký số cá nhân” để sử dụng khi giao dịch hành chính công trực tuyến, các dịch vụ tiện ích số khác.
Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, vừa có văn bản chính thức triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn Đà Nẵng năm 2024 (kế hoạch số 93/KH-UBND, ngày 15/4/2024).
Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn Đà Nẵng năm 2024, lần đầu tiên, về Thể chế số, Đà Nẵng sẽ xây dựng và ban hành Nghị quyết chính sách hỗ trợ hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng và đề án phát triển ứng dụng về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn được thành lập theo chủ trương của chính quyền thành phố (công văn số 2150/UBND-STTTT ngày 20/4/20220. Tuy nhiên, thời gian qua hoàn toàn tự nguyện và tình nguyện.
Đà Nẵng cũng sẽ có riêng Nghị quyết hỗ trợ hộ dân, người dân có điện thoại thông minh để sử dụng.
Về hạ tầng số, trong năm nay, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng sẽ tổ chức đo và lập danh sách các điểm, khu vực mà mạng viễn thông di dộng chưa đạt 40Mbps. Sau đó sẽ trao đổi với doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động. Nếu “nhà mạng” vẫn không chịu cải thiện tốc độ truy cập. Sở sẽ phản ảnh về Bộ Thông tin và Truyền thông.
Kinh phí cho các nhiệm vụ chuyển đổi số (bao gồm chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ; Thực hiện đề án 06, là 55 tỷ đồng.
Trong giao dịch hành chính, năm 2024, thành phố Đà Nẵng cũng sẽ tiếp tục số hóa và sử dụng kết quả thủ tục hành chính (TTHC) số, thay thế (những) thành phần (phải có) hồ sơ, giảm các TTHC cấp lại do hư hỏng mất (bảng giấy) và thực hiện cấp nhanh các TTHC cấp đổi (như thay đổi địa chỉ, người đại diện). Đây là một trong những nội dung Đà Nẵng đã đi tiên phong gần 10 năm nay, giảm bớt các văn bản phải trình, nộp cơ quan công quyền trong bộ thủ tục. Nếu trước đó, trong một lần giao dịch hành chính, người dân đã nộp.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, kiêm Chánh văn phòng Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng, ông Trần Ngọc Thạch cho biết thêm: Đây là vấn đề còn chưa thống nhất, nhưng Đà Nẵng vẫn quyết tâm thực hiện, vì người dân, vì doanh nghiệp.
Hiện, TTHC các sở ngành địa phương đều thực hiện theo TTHC của Bộ ngành TW; dù có kết quả TTHC số (có giá trị như bảng giấy), đủ tiêu chuẩn kế thừa lại, không phải thực hiện lại TTHC này khi mất, hỏng. Song, Bộ ngành TW vẫn chưa bỏ TTHC bảng giấy, nên với một số thủ tục, Đà Nẵng không thể bỏ để thuận lợi cho người dân và giảm công việc không cần thiết cho các cơ quan, CBCCVC.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, làm việc với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan tham mưu cho UBQG chuyển đổi số; Chính phủ có văn bản chỉ đạo các Bộ ngành TW rà soát, huỷ bỏ TTHC cấp lại, cấp đổi khi Hệ thống đã có kết quả TTHC số; hoặc cho địa phương chủ động, tự thực hiện (không phải theo TTHC của Bộ ngành TW). Yêu cầu Quy trình TTHC phải được tối ưu hoá, giảm bớt khâu theo hướng chuyển đổi số; đồng thời xử lý tại các cơ quan theo, gắn với quy trình ISO điện tử.
Được biết, thành phố Đà Nẵng cũng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm tham mưu để TTg ban hành thêm danh mục sự nghiệp công về vận hành hạ tầng CNTT/số và phần mềm. Hiện, Bộ đã tham mưu và Thủ tướng có quyết định1265/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 (về danh mục sự nghiệp công trong Thông tin và Truyền thông); nhưng không có danh mục cho các dịch vụ, vận hành hạ tầng CNTT/số và phần mềm. Điều này khiến cấp địa phương không đủ cơ sở pháp lý ban hành định mức kinh tế kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công của địa phương.
“Một vấn đề khác cũng còn vướng, đó là “Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”, ban hành tại quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, chưa thống kê đầy đủ phạm vi hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông nói chung, Kinh tế số ICT nói riêng; cũng như chưa xây dựng một cách tường minh, các lĩnh vực hoạt động của kinh tế số nói chung. Điều này dẫn đến thống kê doanh thu ngành ICT, cũng như Kinh tế số chưa đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách phát triển ngành, do đó, còn gặp nhiều khó khăn.
Ý nữa là: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đều đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP vào năm 2025 và 30% GRDP vào năm 2030. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành liên quan vẫn chưa thống nhất khái niệm, phương pháp đo lường kinh tế số, từ đó làm cơ sở để quản lý, giám sát và thúc đẩy phát triển kinh tế số nói chung và kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực nói riêng. Thành phố Đà Nẵng cũng đã có kiến nghị Bộ Thông tin & Truyền thông giúp Đà Nẵng tính toán tỷ trọng kinh tế số tại địa phương, sau đó nhân rộng cho các địa phương khác áp dụng”, ông Trần Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, kiêm Chánh văn phòng Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng, chia sẻ thêm./.
T.Ngọc